Mục lục
1. Tự động hóa quy trình sản xuất là gì?
Là việc ứng dụng các công nghệ, hệ thống và thiết bị tự động để thực hiện các công việc sản xuất một cách tự động, giảm thiểu sự can thiệp của con người. Mục tiêu chính của tự động hóa là nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng tính linh hoạt trong quá trình sản xuất.
2. Tại sao tự động hóa lại quan trọng?
Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, tự động hóa đã trở thành xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm thiểu chi phí và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Một trong những công nghệ nổi bật trong lĩnh vực tự động hóa là robot tự hành AGV/AMR. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AGV/AMR, vai trò của chúng trong sản xuất và cách áp dụng công nghệ này vào doanh nghiệp của mình.
3. Robot AGV/AMR là gì?
AGV (Automated Guided Vehicle): Là xe tự hành được dẫn đường bằng các vật liệu dẫn đường hữu hình như băng dính màu, mã vạch. Chúng thường được lập trình để di chuyển theo các tuyến đường cố định.
AMR (Autonomous Mobile Robot): Là robot tự hành thông minh hơn, sử dụng các công nghệ điều hướng tiên tiến như SLAM (Simultaneous Localization and Mapping) để tự động xây dựng bản đồ và định vị trong không gian. AMR có khả năng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và lập kế hoạch đường đi linh hoạt hơn.
Tìm hiểu sự khác biệt rõ hơn giữa AGV/AMR ở đây
AGV/AMR đang là giải pháp tự động hóa được rất nhiều nhà máy nghiên cứu áp dụng vì tính linh hoạt, nhanh chóng trong lắp đặt, dễ dàng kết nối với các thiết bị khác và đặc biệt là chi phí đầu tư ban đầu đang được các nhà cung cấp nghiên cứu để giảm xuống ở mức có thể chấp nhận với ROI từ 18-24 tháng.
4. Vai trò của AGV/AMR trong thời đại IOT 4.0
4.0 mở ra thời đại mới để các doanh nghiệp sản xuất tối ưu sản xuất tuy nhiên cũng là thử thách mà các doanh nghiệp không thể thích ứng sẽ bị bỏ lại phía sau.
AGV/AMR là một ứng dụng hiện hữu của công nghệ AI
- Học máy và tối ưu hóa tuyến đường: AGV/AMR sử dụng các thuật toán học máy để tự động học hỏi và tối ưu hóa tuyến đường di chuyển, tránh va chạm và tăng hiệu suất làm việc.
- Nhận diện môi trường: Nhờ các cảm biến và thuật toán xử lý hình ảnh, AGV/AMR có khả năng nhận biết và thích ứng với những thay đổi trong môi trường làm việc, như sự xuất hiện của người làm việc, vật cản bất ngờ.
- Quyết định thông minh: Hệ thống điều khiển trung tâm (RCS) kết hợp với AI giúp AGV/AMR đưa ra các quyết định thông minh, linh hoạt trong quá trình làm việc, ví dụ như lựa chọn tuyến đường ngắn nhất, tránh tắc nghẽn.
5. Những ứng dụng phổ biến nhất Rozitek đã triển khai cho khách hàng
Ở thị trường Việt Nam 2 năm trở lại đây, Rozitek đã triển khai hơn 100 robots cho các ứng dụng khác nhau. Phổ biến để kể đến như:
Vận chuyển hàng hóa từ kho vật liệu vào dây chuyền sản xuất
- Model sử dụng: THOR
- Đặc tính: có thể làm việc trực tiếp với pallet, trọng tải đa dạng lên đến 2000kg, chiều cao nâng đến 5m
Vận chuyển hàng hóa trong dây chuyền sản xuất giữa các công đoạn
- Model sử dụng: FLASH
- Đặc tính: linh hoạt, có thể làm việc trong không gian hạn chế (chiều rộng đường đi 850mm), an toàn khi làm việc chung với công nhân với sensor trang bị quanh thân robot. Tải trọng tùy chỉnh theo yêu cầu nhà máy, có thể làm việc với nhiều loại rack kệ chở hàng trong xưởng
Vận chuyển hàng hóa từ dây chuyền sản xuất (hàng thành phẩm) về kho thành phẩm
- Model sử dụng: THOR pallet mover
- Đặc tính: Trong trường hợp robot AMR cần chạy trong môi trường nhiều công nhân/ máy móc, cần đảm bảo an toàn và cần phải làm việc chung với pallet, Rozitek đưa ra giải pháp sử dụng model pallet mover
Sắp xếp hàng hóa bên trong kho
(1) Kho có nhiều nguyên vật liệu nhỏ lẻ
- Model sử dụng: BEAST
- Đặc tính: tay gắp linh hoạt và camera để nhận diện thùng hàng nhanh chóng, hiệu suất tăng 50% so với sử dụng công nhân đi tìm hàng và độ chính xác hơn 99%
(2) Kho pallets (nguyên vật liệu/kho thành phẩm)
- Model sử dụng: THOR
- Đặc tính: lên cao dc 5m, tải trọng 2000kg, sắp xếp và lưu trữ pallet tự động trong kho
Các ứng dụng và giải pháp khác còn phụ thuộc vào layout/ quy trình hiện tại của nhà máy, liên hệ rozitek để nhận được tư vấn.
6. Vậy làm sao áp dụng AGV/AMR?
(1) Phân tích nhu cầu: Xác định các công việc cần tự động hóa và đánh giá khả năng áp dụng của AGV/AMR.
(2) Lựa chọn loại robot: Chọn loại robot phù hợp với tải trọng, kích thước và môi trường làm việc.
(3) Thiết kế hệ thống: Thiết kế hệ thống điều khiển, lập trình đường đi và tích hợp với các hệ thống khác.
(4) Triển khai và vận hành: Lắp đặt, cài đặt và vận hành hệ thống AGV/AMR.
(5) Bảo trì và nâng cấp: Thực hiện bảo trì định kỳ và nâng cấp hệ thống khi cần thiết.
7. Case study
Khách hàng của Rozitek – tập đoàn hàng đầu Nhật Bản IRISO đã áp dụng hệ thống AMR với 2 model FLASH & BEAST, thành công đạt được những con số ấn tượng.
Thời gian thu hồi vốn: 13,08 tháng
Lợi nhuận thu về: 6581 USD/tháng
Cắt giảm chi phí: 8928 USD/tháng (sau 13,8 tháng thu hồi vốn)
Rozitek cung cấp miễn phí giải pháp tư vấn/ thiết kế/ triển khai này. Đặc biệt có hỗ trợ khách hàng demo trực tiếp robot ở xưởng để kiểm tra độ phù hợp/ cân nhắc thay đổi những điểm chưa phù hợp.
Liên hệ chúng tôi ngay để nhận được thông tin tư vấn miễn phí: info@rozitek.com